Diễn ra từ ngày 7 đến 10 tháng Giêng tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong.
Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.
Đặc sản: Hồng Gia Thanh, Hồng Hạc, Bưởi Đoan Hùng, Cọ Cẩm Khê, Trám (đen, trắng), thịt chua…
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Ở chùa Hương có hàng chục điểm đến như Thiên Trù, động Hinh Bồng, Giải Oan, động Hương Tích, Thanh Sơn, Long Vân...
Đặc sản: Mơ chùa hương, chè củ mài, rau sắng.
3.Lễ hội Côn Sơn (Hải Dương)
Diễn ra từ 10 đến 22 tháng Giêng tại đền Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương, thờ Huyền Quang (Lý Đạo Tái), một trong ba vị sáng lập Thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi, nhà văn, nhà quân sự, chính trị, ngoại giao đại tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hoá thế giới. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Nguyễn Trãi và Huyền Quang.
Đặc sản: Bánh đậu xanh, bánh gai thị trấn Ninh Giang…
Diễn ra hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là ngày 3-3 tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam. Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An)...
Tương truyền Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để ghi lại công ơn của Bà. Quanh năm khách thập phương từ mọi miền đất nước về đây lễ bái rất đông, đặc biệt vào ngày hội đền để cầu tài, cầu lộc và vay tiền Bà cho cả năm làm ăn.
Đặc sản: Bánh Phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh đa kê.
Ðền Ðô là một ngôi đền đẹp toạ lạc tại làng Ðình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Lễ hội hàng năm được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 19-3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của 8 vị vua nhà Lý.
Chính hội là ngày 16-3, ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi, có lễ trình thánh, rước kiệu long trọng. Phần hội có các trò vui như chọi gà, thả chim bồ câu, thi đấu vật, hát Quan họ và nhiều trò vui khác.
Du khách về dự hội đền Ðô, vừa được dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa được ghé thăm, vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc. Ðám rước hội đền Ðô đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng của ngày hội, vừa tưởng nhớ các nhân vật lịch sử, vừa khơi dậy lòng tự hào về cội nguồn phục hưng và thăng hoa của đất nước từ thuở Ðại Việt.
Diễn ra ngày 13 tháng Giêng tại làng Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, cách Hà nội khoảng 30km về hướng bắc. Đây là lễ hội đặc sắc của vùng quê quan họ. Du khách thập phương cư vương vấn mãi câu hát "Người ơi, người ở đừng về"... Do vậy, hàng năm cứ đến ngày 12, 13 tháng Giêng, không hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về làng Lim trẩy hội.
Đồi Lim, trung tâm lễ hội, đã tưng bừng với các lán hát quan họ và trò chơi dân gian, cùng với việc duy trì các trò chơi truyền thống như thi tổ tôm điểm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người, dệt cửi, trò bịt mắt bắt dê và kéo co.
Đồi Lim, trung tâm lễ hội, đã tưng bừng với các lán hát quan họ và trò chơi dân gian, cùng với việc duy trì các trò chơi truyền thống như thi tổ tôm điểm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người, dệt cửi, trò bịt mắt bắt dê và kéo co.
Khi đến đình Lim, bạn sẽ bắt gặp các liền anh, liền chị trong thuyền rồng hát quan họ phục vụ du khách thập phương. Các canh hát ở đây diễn ra cả đêm và hát theo lối cổ nguyên gốc, không có nhạc đệm. Khách du lịch đến đây đều được coi là thượng khách, bạn có thể vào bất cứ nhà nào tổ chức hát để xem. Ngoài ra bạn còn được mời ăn cháo gà, uống rượu và nghe hát cả đêm. Nếu mệt, bạn có thể ngủ lại. Đến sáng hôm sau, bạn thức dậy sớm để ra đình làng xem hội rước.
Cứ vào mồng 6 tết âm lịch, hàng ngàn người từ các vùng lân cận lại đến thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tham dự một lễ hội liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: lễ hội chém lợn tế thánh.
Tục truyền rằng: có một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này. Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu... Thịt lợn tế thánh được chia cho mọi người với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.
Lễ hội Quan Âm (19-2) Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng được tổ chức hàng năm tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội lần đầu được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía tây Ngũ Hành Sơn.
Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quán Thế Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các nội dung:Lễ tế xuân, Lễ khai kinh (lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an), Lễ trai đàn chẩn tế (Nghi lễ này cầu mong người sống an bình, linh hồn người chết được siêu thoát), Lễ thuyết pháp ( thuyết giảng các đề tài văn hoá, nghệ thuật), Lễ rước tượng Quán Thế Âm.
Phần hội: sinh hoạt trại, đua ghe, văn nghệ, sinh hoạt văn hoá khác, rước ánh sáng, hoa đăng
10.Lễ hội đua voi (Đắc Lắc)
Diễn ra vào mùa xuân, thường vào tháng Ba âm lịch tại Buôn Đôn (Bản Đôn), Đắk Lắk
Hội đua voi truyền thống của người M'nông ở Buôn Mê Thuột nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân địa phương. Voi dàn hàng ngang khoảng mười con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người. Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét.
Đặc sản: Lẩu lá rừng, măng me Tây Nguyên, thịt nai Đắk Lắk, cá lăng Sê-rê-pôk…
Hội đua voi truyền thống của người M'nông ở Buôn Mê Thuột nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân địa phương. Voi dàn hàng ngang khoảng mười con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người. Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét.
Đặc sản: Lẩu lá rừng, măng me Tây Nguyên, thịt nai Đắk Lắk, cá lăng Sê-rê-pôk…
Lễ hội Mùa xuân, còn gọi là Lễ hội mừng lúa mới được đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai, Bana, Xơđăng, M’Nông) tổ chức sau mùa gặt hái, đón năm mới (thường bắt đầu từ cuối tháng 12 năm cũ đến tháng 3 năm mới). Theo tục lệ, hàng năm vào dịp kết thúc một mùa rẫy là đồng bào các dân tộc nơi đây cùng tổ chức lễ hội đón năm mới (gọi là mùa ăn năm, uống tháng). Sau lễ ăn cơm mới, các buôn làng tổ chức lễ cúng bến nước, để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mọi người khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, bò, heo, gà… Cũng trong những ngày đầu xuân này, các buôn làng còn tổ chức lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ trưởng thành, lễ cúng sức khỏe cho mọi thành viên trong cộng đồng.
Cuối cùng, khi mùa xuân sắp kết thúc, người ta làm lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, đồng bào cùng nhau uống rượu cần, cùng nắm tay nhau nhảy múa trong tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã…
Cuối cùng, khi mùa xuân sắp kết thúc, người ta làm lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, đồng bào cùng nhau uống rượu cần, cùng nắm tay nhau nhảy múa trong tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã…
12. Du lịch Phú Quốc
Phú Quốc là một hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang. Du lịch Phú Quốc với nhiều bãi biển trong vắt, cát trắng, biển êm sẽ mang đến cho bạn và người thân những giây phút thư giãn thoải mái.
Đến Phú Quốc, du khách sẽ được tham quan chợ Dương Đông - ngôi chợ lớn nhất của huyện đảo Phú Quốc. Làng chài Hàm Ninh: Một ngôi làng cổ của đảo vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Vườn tiêu suối Đá: tìm hiểu phương pháp trồng tiêu truyền thống để tạo ra một loại tiêu đặc sản của người dân xứ đảo.
Dinh Cậu: Biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng của đảo Phú Quốc, là nơi cầu may, cầu an lành và là nơi ngư dân địa phương gửi gắm niềm tin cho một chuyến ra khơi đánh bắt đầy ắp cá khi trở về.
Đặc sản: Gỏi cá trích Phú Quốc, Nấm tràm Phú Quốc, Bánh tét mật cật
Đặc sản: Gỏi cá trích Phú Quốc, Nấm tràm Phú Quốc, Bánh tét mật cật
http://tapchiamthuc.com/upload/image/monngon/banhtrung_359ad.jpg
Trả lờiXóaMấy năm em không trở lại Phú Quốc chị à, năm mới an khang nhé chị!
Cảm ơn LH có những tài liệu hay quý phổ biến đến cồng đồng.Chúc an vui
Xóa:) Cám ơn Hùng Phi,chúc em năm mới thật nhiều may mắn nhé :)
Xóahttp://4.bp.blogspot.com/-Suy3k9SAz_Q/VO9vKrZf8mI/AAAAAAAAHWc/nsdnrK0Oqq4/s1600/617098.jpg
:) Cám ơn THIEN MINH,chúc bạn năm mới mọi sự may mắn nhé.
Xóahttp://2.bp.blogspot.com/-fVY9L44ZSNo/VO9naPJq3kI/AAAAAAAAHV8/U6EHkrHRi94/s1600/800px-Starr_080313-3397_Ochna_serrulata.jpg