27 thg 5, 2016

Tự đày đọa bản thân vì vô tình phát hiện nhật ký ngoại tình' của chồng quá cố


Đức Phật dạy, muốn có hạnh phúc, điều quan trọng nhất là nhân sinh trút bỏ hết sân hận. Trong Phật giáo có nhiều phương pháp để chuyển hóa sân hận, trong đó triết lý buông xả là cách giúp chúng ta dễ dàng đạt được hạnh phúc, an lạc.

Bi kịch không lường trước




Buông xả là cách trút sân hận, giúp con người cân bằng trạng thái bình thường (Ảnh minh họa)

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng Việt Nam cho rằng, chuyển hóa sân hận không chỉ giúp con người sống bình an, hạnh phúc mà còn giúp chúng ta vươn tới những điều tích cực. Ông dẫn ra câu chuyện “lá thư gửi bồ nhí của người chồng quá cố” để minh chứng cho sự chuyển hóa sân hận.

 Chuyện rằng, đôi vợ chồng kia rất yêu nhau và có vẻ chung thủy. Mỗi ngày, hai người cùng dắt tay nhau đi trên con đường dù gia cảnh rất nghèo khó. Hạnh phúc đó làm nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.

Ngày chồng qua đời, người vợ khóc rất nhiều và làm đám tang theo tinh thần Phật giáo. Cúng dường tuần thứ nhất, thứ hai và chuẩn bị đến lần thứ bảy thì chuyện bất hạnh xảy ra. Người vợ phát hiện quyển nhật ký của chồng ghi lại những cuộc tình, đại từ xưng hô để trống. Bà rất sung sướng, hạnh phúc và thầm nghĩ: “Trời ơi! Hồi nào giờ ông thương mình cỡ này mà không chịu nói, mình vẫn cảm nhận được nhưng không nói ra. Có lẽ, nếu ông nói ra thì mình thương gấp hai, gấp ba lần vậy nữa”.

Nhưng đến trang cuối cùng, bà hoàn toàn bất mãn và thất vọng vì nội dung ghi: “Em ơi! Hôm nay anh không đến được vì mụ vợ già của anh cản quá”.

 Sụp đổ thần tượng, khổ đau xuất hiện, ngày hôm sau là đúng 49 ngày của chồng nhưng bà đã đập tan nát bàn thờ, hình của ông bị bỏ vào lò lửa đốt. Kết quả của cơn sân hận đẩy bà lâm vào cơn bệnh suy tim trầm trọng. 

Như vậy, theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, kiến thức về một thực tại bất mãn có thể làm cho con người khổ đau cùng cực. Sự khổ đau có thể được phóng thích bằng bạo động và tạo ra cường lực đổ nát rất lớn. Ông cho rằng, trong những tình huống như vậy, phải bình tâm suy xét thì mới dễ dàng tha thứ được. Rất khó, nhưng theo tinh thần của đức Phật dạy, phải tri túc, tức là biết đủ.

Câu chuyện trên cho thấy, nếu cường lực bất mãn quá sẽ làm đổ nát hết cả hạnh phúc đã có trong quá khứ. Chuyện không chung thủy của ông chồng chỉ diễn ra trong những năm cuối đời. Còn mấy chục năm trước, ông chung thủy, tại sao bà không nhớ, không cảm nhận bầu trời hạnh phúc đó mà chỉ thấy gai góc của những năm cuối, để rồi đánh đổ hết tất cả những gì đẹp đẽ của quá khứ, đó là thái độ ứng xử không nên có.

Đức Phật đề cập đến tình huống “người dễ nói” theo chiều hướng họ đã chuyển hóa được lòng sân ở mức độ nhất định nào đó nên rất dễ thương, dễ mến, gần gũi, kính, tiếp xúc và dễ học hỏi. Trong tình huống một vị xuất gia có đầy đủ nhu yếu phẩm do người đời cúng dường như y áo, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt, dược phẩm trị liệu nên thấy vị tu sĩ đó không cau có. Nhưng đừng dựa vào những yếu tố biểu hiện bên ngoài mà xác định người đó đã có được những tiến triển về tâm linh trong tu tập.

“Bần cùng đa oán” là trạng thái tâm lý thông thường. Nghèo khó, thiếu thốn tạo ra căng thẳng tâm lý nên dễ oán trách cuộc đời. Khoảng 20 năm về trước, Việt Nam còn nghèo, phần lớn phương tiện di chuyển bằng xe đạp, nhiều người đi bộ. Mỗi khi có sư thầy nào chạy chiếc xe đạp mới, vượt qua chiếc xe xích lô nào đó đã bị nghe những lời chửi bới khiếm nhã như “thầy chùa mà cũng bày đặt chưng diện”.

Người nghèo khó có nhiều nỗi niềm bức xúc, chỉ cần một duyên xúc tác nhỏ với người chưa hết lòng sân là họ thổ lộ sự cau có ra bên ngoài. Khi tâm bị ức chế hay quá căng thẳng rất dễ nổi cáu mà với người bình thường thì chẳng đáng vào đâu. Thấy được điều này, có thể khắc chế lòng “sân” thành công. Biết người khác đang rơi vào tình trạng “bần cùng đa oán”, đừng tạo cơ hội cho họ oán trách cuộc đời thêm nữa. Bởi vì, thói quen oán trách đó có thể làm họ mất tâm tùy hỷ với sự thành công của người khác, từ đó, nỗi khổ niềm đau sẽ gia tăng.

Năm tiêu chí loại bỏ “sân hận”
Theo đức Phật, người được gọi là “người dễ nói” là người ứng xử trước sau như một. Trong hoàn cảnh thuận hay nghịch, tâm họ không chao đảo trước những lời nhục mạ, thị phi, phê bình do người khác cố ý tạo ra. Đức Phật dạy năm tiêu chí loại bỏ lòng sân như sau:

Thứ nhất, chọn thời điểm thích hợp.

Thứ hai, sự chân thật và lòng chân thành.

Thứ ba, sử dụng lời nói nhu nhuyễn.

Thứ tư, nội dung và sự kiện có ích.

Thứ năm, nói với tâm từ bi.

Theo đức Phật, một hành giả dù là xuất gia hay tại gia không đầy đủ bốn nhu cầu vật dụng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng trong tình huống khó chịu, bức bách ấy mà họ vẫn không khởi lên lòng sân từ trong chiều sâu của tâm thức thì mới có chiều sâu tâm linh. Nhiều người sẵn sàng tha thứ người khác khi họ thành công tuyệt đỉnh nhưng lại không thể bỏ qua một lỗi lầm nhỏ khi họ rơi vào tình thế khổ đau.

                                                                          Theo giadinh.net.vn
http://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/tu-day-doa-ban-than-vi-vo-tinh-phat-hien-nhat-ky-ngoai-tinh-cua-chong-qua-co-1795988-l.html?ref=yfp

         Photobucket

10 nhận xét:

  1. Thăm bạn đọc bài thật tuyệt vời với những lời dạy của đức Phật.Cảm ơn LH nhé.Ngày mới an lành.Mến
    http://www.art2all.net/tho/tho_dlk/thithamvoitho/hkn_sen.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn.Chúc bạn luôn an vui.
      https://3.bp.blogspot.com/-d6ZPUPQpGfs/VWm3ryD2ehI/AAAAAAAAHng/1lQmNzFIADA/s640/143299028282183%2B%25282%2529.gif

      Xóa
  2. Bài viết thật hay,Tuệ ghé thăm và chúc an lành chị iu nhé !
    https://phungthunguyen.files.wordpress.com/2014/04/hoa_hong_tim.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em.Chúc em luôn vui khoẻ.
      https://2.bp.blogspot.com/-DRYwKm7erKg/VWxrUJFil5I/AAAAAAAAHpg/hKd9GNSxoiI/s640/143316771947577%2B%25281%2529.gif

      Xóa
  3. Bài viết hay ạ
    http://s41.radikal.ru/i094/0903/a3/2b2a120be6a9.gif

    Mời chị cafe nhiều yêu thương nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em.Chúc em luôn vui khoẻ.
      Mời em:
      http://canvey.c.a.pic.centerblog.net/81cd0c1f.gif

      Xóa
  4. Bài viết hay lắm. Chúc bạn cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bạn nhé. Thân mến
    https://lh3.googleusercontent.com/-G6teJRjqQDY/ViSjXr-GnBI/AAAAAAAAAgY/SSOzofrOLPE/w346-h261/trac.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn.Chúc bạn luôn an vui.
      Mời bạn:
      https://ngocliennguyen.files.wordpress.com/2016/04/59-1.gif

      Xóa
  5. Bài viết rất hay và bổ ích nữa ạ ! Cảm ơn Cô yêu đã cho Yến cháu đọc bài viết của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Nhà nghiên cứu Phật học :x .

    Cô ,cô ..trong bài ni cí câu ni đọc pùn cười chít lun hí hí ...!
    " : “Em ơi! Hôm nay anh không đến được vì mụ vợ già của anh cản quá”." :D:D
    Kính chúc Cô yêu của Yến cháu ngủ ngon giấc nồng và sáng dậy đón 1 ngày chủ nhật an lành ,hp nhiều vui bên người thân nha Cô ! Chụt chụttn:-*:-*:-* .

    https://lh3.googleusercontent.com/-VtLdSNY3ueo/Vha1aub9znI/AAAAAAAANdk/q_-XVwXyimc/w600-h451/2avp23hfs7y.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn cháu.Chúc cháu luôn vui khoẻ.
      https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/ba/d6/b8/bad6b8329cd5b76783593463d0e865ed.gif

      Xóa

Các bạn có thể copy link hình (link trực tiếp) và dán trực
tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ *

:)) :(( :) :-ss =)) :( :d @-) :p :-o [-( :-? :-t b-( =d>

Hướng dẫn viết nhận xét:
- Copy ký tự bên phải emo muốn chọn và dán vào khung nhận xét.
Sau link ảnh, không gõ thêm bất cứ ký tự nào nữa.
- Dán link ảnh trực tiếp vào khung nhận xét không cần dùng thẻ.