(Hình ảnh: Qua kknews.cc)
Một ngày nọ, một người tu hành trẻ tuổi đi đến ngôi chùa cổ bái yết vị hòa thượng già. Anh ta hy vọng vị hòa thượng già có thể trả lời được câu hỏi: “Rốt cuộc dục vọng của con người là gì?” đang chất chứa trong lòng mình.
Vừa gặp vị hòa thượng già, người tu hành trẻ cất tiếng hỏi: “Thưa thầy! Thầy cho con hỏi, dục vọng của con người rốt cuộc là cái gì?”
Vị hòa thượng già đưa mắt nhìn thoáng qua người tu hành trẻ tuổi rồi nói: “Con hãy đi về đi, trưa mai quay trở lại đây nhưng nhớ kỹ là đừng ăn gì và cũng đừng uống gì!”
Mặc dù người tu hành trẻ tuổi này không hiểu rõ ý của vị hòa thượng già nhưng vẫn làm theo lời căn dặn của ông. Trưa ngày hôm sau, người tu hành trẻ lại đến bái yết vị hòa thượng già. Vị hòa thượng già hỏi: “Bây giờ có phải là con đang đói khát khó nhịn nổi không?”
Người tu hành trẻ vội vã trả lời: “Đúng như vậy ạ! Hiện giờ con có thể ăn hết cả một con bò và uống cạn cả một hồ nước ạ!”
Vị hòa thượng già nghe xong, vừa cười vừa nói: “Vậy bây giờ con hãy đi theo ta!”
Hai người họ đi một đoạn đường rất dài, mãi đến hơn một tiếng sau họ mới đến được một ngọn núi. Lúc này vị hòa thượng già mới đưa cho người tu hành trẻ một chiếc túi vải rất to và nói: “Bây giờ con có thể thỏa thích hái những trái cây chín mọng trong khu rừng này, nhưng nhớ là phải hái chúng và mang về chùa rồi mới được hưởng thụ đấy.” Vị hòa thượng già vừa nói dứt lời liền quay người trở về chùa.
Một ngày nọ, một người tu hành trẻ tuổi đi đến ngôi chùa cổ bái yết vị hòa thượng già. Anh ta hy vọng vị hòa thượng già có thể trả lời được câu hỏi: “Rốt cuộc dục vọng của con người là gì?” đang chất chứa trong lòng mình.
Vừa gặp vị hòa thượng già, người tu hành trẻ cất tiếng hỏi: “Thưa thầy! Thầy cho con hỏi, dục vọng của con người rốt cuộc là cái gì?”
Vị hòa thượng già đưa mắt nhìn thoáng qua người tu hành trẻ tuổi rồi nói: “Con hãy đi về đi, trưa mai quay trở lại đây nhưng nhớ kỹ là đừng ăn gì và cũng đừng uống gì!”
Mặc dù người tu hành trẻ tuổi này không hiểu rõ ý của vị hòa thượng già nhưng vẫn làm theo lời căn dặn của ông. Trưa ngày hôm sau, người tu hành trẻ lại đến bái yết vị hòa thượng già. Vị hòa thượng già hỏi: “Bây giờ có phải là con đang đói khát khó nhịn nổi không?”
Người tu hành trẻ vội vã trả lời: “Đúng như vậy ạ! Hiện giờ con có thể ăn hết cả một con bò và uống cạn cả một hồ nước ạ!”
Vị hòa thượng già nghe xong, vừa cười vừa nói: “Vậy bây giờ con hãy đi theo ta!”
Hai người họ đi một đoạn đường rất dài, mãi đến hơn một tiếng sau họ mới đến được một ngọn núi. Lúc này vị hòa thượng già mới đưa cho người tu hành trẻ một chiếc túi vải rất to và nói: “Bây giờ con có thể thỏa thích hái những trái cây chín mọng trong khu rừng này, nhưng nhớ là phải hái chúng và mang về chùa rồi mới được hưởng thụ đấy.” Vị hòa thượng già vừa nói dứt lời liền quay người trở về chùa.
(Ảnh: Pixabay)
Đến thời điểm mặt trời đã ngả về đằng tây, người tu hành trẻ vác trên vai chiếc túi chứa đầy hoa quả, đi tập tễnh, mồ hôi chảy ra đầm đìa khắp người, bước đến trước mặt hòa thượng già.
Vị hòa thượng già thấy vậy liền nói với người tu hành trẻ: “Bây giờ con có thể hưởng thụ những trái cây ngon ngọt này rồi đấy!”
Người tu hành trẻ tuổi như không thể chờ đợi được nữa liền đưa tay nắm lấy hai trái táo vừa to vừa chín mọng rồi cắn từng miếng thật to mà bắt đầu nhai. Chỉ trong chốc lát, anh ta đã ăn hết hai quả táo một cách ngon lành. Người tu hành trẻ đưa tay vuốt khẽ vào bụng như thể đã ăn no rồi nhìn vị hòa thượng già.
Vị hòa thượng già hỏi: “Giờ con còn đói khát nữa không?”
Người tu hành trẻ tuổi lập tức trả lời: “Không ạ! Bây giờ con không thể ăn thêm được thứ gì nữa rồi ạ!”
“Vậy còn bao nhiêu những quả táo ngon mà con đã khổ sở hái xuống rồi vất vả vác về đây lại không được con ăn hết thì có tác dụng gì đây?” Vị hòa thượng già vừa chỉ tay vào túi hoa quả đầy ắp còn lại vừa hỏi.
Ông lại mỉm cười và nói: “Đối với mỗi người, chỉ cần một vài quả táo là đã có thể no bụng rồi, phần táo thừa còn lại chính là dục vọng (ham muốn) của con người!” Đến lúc này, người tu hành trẻ tuổi như đã bừng tỉnh đại ngộ rồi.
Vị hòa thượng già lại nói tiếp: “Kỳ thực, đối với mỗi người chúng ta mà nói, những thứ mà chúng ta thực sự cần dùng đến có thể chỉ nhỏ bé như là “hai quả táo”, và những dục vọng còn lại chẳng qua chỉ là một chút “vướng víu, phiền toái” không dùng được mà thôi!”
Con người vốn khi xuất sinh đến thế gian này đều không mang theo của cải vật chất gì. Phật gia cũng giảng hết thảy những của cải vật chất trên đời đều là vật ngoại thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Nhưng trên đường đời có rất nhiều cám dỗ hấp dẫn, trong xã hội hiện đại, rất nhiều người có dục vọng mạnh mẽ lại coi dục vọng là bản năng của con người. Cũng có những người coi dục vọng là động lực sống đến nỗi miệt mài theo đuổi suốt cả cuộc đời. Điều ấy có thực sự đáng không?
An Hòa (dịch và t/h)
https://trithucvn.net/van-hoa/thu-ma-mot-nguoi-can-thuc-ra-khong-nhieu-nhu-ho-ham-muon.html
Đến thời điểm mặt trời đã ngả về đằng tây, người tu hành trẻ vác trên vai chiếc túi chứa đầy hoa quả, đi tập tễnh, mồ hôi chảy ra đầm đìa khắp người, bước đến trước mặt hòa thượng già.
Vị hòa thượng già thấy vậy liền nói với người tu hành trẻ: “Bây giờ con có thể hưởng thụ những trái cây ngon ngọt này rồi đấy!”
Người tu hành trẻ tuổi như không thể chờ đợi được nữa liền đưa tay nắm lấy hai trái táo vừa to vừa chín mọng rồi cắn từng miếng thật to mà bắt đầu nhai. Chỉ trong chốc lát, anh ta đã ăn hết hai quả táo một cách ngon lành. Người tu hành trẻ đưa tay vuốt khẽ vào bụng như thể đã ăn no rồi nhìn vị hòa thượng già.
Vị hòa thượng già hỏi: “Giờ con còn đói khát nữa không?”
Người tu hành trẻ tuổi lập tức trả lời: “Không ạ! Bây giờ con không thể ăn thêm được thứ gì nữa rồi ạ!”
“Vậy còn bao nhiêu những quả táo ngon mà con đã khổ sở hái xuống rồi vất vả vác về đây lại không được con ăn hết thì có tác dụng gì đây?” Vị hòa thượng già vừa chỉ tay vào túi hoa quả đầy ắp còn lại vừa hỏi.
Ông lại mỉm cười và nói: “Đối với mỗi người, chỉ cần một vài quả táo là đã có thể no bụng rồi, phần táo thừa còn lại chính là dục vọng (ham muốn) của con người!” Đến lúc này, người tu hành trẻ tuổi như đã bừng tỉnh đại ngộ rồi.
Vị hòa thượng già lại nói tiếp: “Kỳ thực, đối với mỗi người chúng ta mà nói, những thứ mà chúng ta thực sự cần dùng đến có thể chỉ nhỏ bé như là “hai quả táo”, và những dục vọng còn lại chẳng qua chỉ là một chút “vướng víu, phiền toái” không dùng được mà thôi!”
Con người vốn khi xuất sinh đến thế gian này đều không mang theo của cải vật chất gì. Phật gia cũng giảng hết thảy những của cải vật chất trên đời đều là vật ngoại thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Nhưng trên đường đời có rất nhiều cám dỗ hấp dẫn, trong xã hội hiện đại, rất nhiều người có dục vọng mạnh mẽ lại coi dục vọng là bản năng của con người. Cũng có những người coi dục vọng là động lực sống đến nỗi miệt mài theo đuổi suốt cả cuộc đời. Điều ấy có thực sự đáng không?
An Hòa (dịch và t/h)
https://trithucvn.net/van-hoa/thu-ma-mot-nguoi-can-thuc-ra-khong-nhieu-nhu-ho-ham-muon.html
Biết đủ ai cũng nói được.Nhưng biết sống "tri túc"đã mấy người.Đã giàu còn muốn giàu thêm.Các quan chức tài sản ăn đến đời con cháu vẫn chưa hết,lại còn toan tính tham nhũng lớn để bia đời miếng thế bêu rêu...
Trả lờiXóaCảm ơn chị LH đã chia sẻ bài viết hay,bài học quý.
Chúc chị an vui !
Cám ơn bạn LH đã chia sẻ câu chuyện thật hay. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc bạn nhé. Thân mến
Trả lờiXóahttps://i2.wp.com/ngocliennguyen.files.wordpress.com/2018/05/he1bb93ng-vc3a0ng.gif
Cám ơn bạn.
XóaChúc bạn luôn vui,khoẻ.
https://2.bp.blogspot.com/-g6ACyvrJ2h4/Wty_gne75JI/AAAAAAAAKZY/z9A73qLkwPwdAGWG4mbpglH8TJ5ns0HzgCLcBGAs/s400/h2.gif