Có một sự thật là không phải bất cứ ai thời đi học quậy phá, luôn luôn bị điểm kém thì sau này sẽ không thành công.
Ai trong chúng ta khi lớn lên trường thành cũng đều có một quá khứ, một thời đi học đáng nhờ. Có thể đó là những thành tích xuất sắc, những tấm bằng khen thưởng, hay những lần bị thầy cô phạt, những điểm số thấp kém, những trận phá phách nghịch ngợm.
Có một sự thật là không phải bất cứ ai thời đi học quậy phá, luôn luôn bị điểm kém thì sau này sẽ không thành công. Dưới đây là những minh chứng cho thấy ai cũng có thể trở thành thiên tài
Họ là những con người vô cùng thành công ở thời điểm hiện tại. Mặc dù thời đi học luôn đứng cuối lớp, nhưng bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, họ đã trở thành người mà toàn thế giới ngưỡng mộ.
1. Adam Khoo
Triệu phú trẻ tuổi Adam Khoo - tác giả của 13 cuốn sách thuộc hàng “best sellers” bán chạy nhất.
Adam Khoo là một trong 25 người giàu nhất dưới tuổi 40 của Singapore, là một doanh nhân thành đạt, là tác giả của những quyển sách bán chạy nhất và cũng là chuyên gia đào tạo hàng đầu.
Với nỗ lực của bản thân, Adam Khoo đã trở thành triệu phú năm 26 tuổi. Hiện tại, Adam Khoo là nhà sáng lập, chuyên gia đào tạo cấp cao, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghệ Giáo dục Adam Khoo.
Ngoài ra Adam cũng là một chuyên gia tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị, quản trị, lãnh đạo và phát huy tiềm năng con người.
Adam sở hữu nhiều công ty khác nhau trên 7 quốc gia trong nhiều lĩnh vực giáo dục, đào tạo, quảng cáo và tổ chức sự kiện với tổng doanh thu lên tới trên 30 triệu đô mỗi năm.
12 tuổi, Adam bị coi là một đứa trẻ lười biếng, ngu dốt, gần như chậm tiến và không có hy vọng. Khi đang học lớp 3, cậu bé bị đuổi khỏi trường và phải chuyển đến học ở một nơi khác.
Vào cấp 2, cậu bị 6 ngôi trường từ chối, và cuối cùng phải vào học ở những trường tệ nhất. Thậm chí giáo viên toán từng mời mẹ Adam tới và hỏi bà: “Tại sao Adam Khoo, một học sinh trung học cơ sở năm thứ nhất lại không thể làm nổi toán lớp 4?”
Một phần bởi trước khi vào trường tiểu học, cậu bé ghét việc đọc sách, chỉ thích chơi game và xem TV. Do không chịu học, hàng loạt điểm F càng khiến cậu bé thấy ghét giáo viên, ghét việc học, và thậm chí là căm ghét trường học.
2. Thomas Alva Edison
Edison là nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới, sở hữu 1907 bằng phát minh - một kỷ lục trong giới khoa học. Nổi tiếng nhất là phát minh ra bóng đèn điện, máy hát, máy ghi âm, tàu điện, máy quay phim, hệ thống điện báo…
Năm 1922, tờ "Times" ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.
Tạp chí Life đã đưa Edison và danh sách “100 người quan trọng nhất trong 1.000 năm qua” với ghi chú: Bóng đèn của ông đã chiếu sáng thế giới.
Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Trí nhớ siêu việt và đầu óc sáng tạo không biết mệt mỏi đã làm cho tên tuổi ông trở thành chiếc chìa khóa tuyệt vời mở ra thế kỉ 20 cho nhân loại.
Thuở nhỏ, Edison nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì. Edison hay đi học muộn vì ông vốn ốm yếu và đầu óc ông luôn lơ mơ.
Edison theo học ngôi trường độc nhất trong vùng (có duy nhất một lớp 40 học sinh lớn bé đủ cả) đúng 3 tháng. Và ông được xếp ngồi gần thầy giáo nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi
Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, ông thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.
Thầy giáo của Edison đã chỉ vào ông và nói rằng: "Trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn".
Thậm chí, thầy hiệu trưởng từng viết những dòng nhận xét: "... trò T. Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng không nên trò trống gì... "
Khi được mười hai tuổi, Edison có công việc đầu tiên là bán rau cho những nhà hàng xóm trong khu phố của ông. Tận dụng khu đất trống sau nhà, Edison nảy ra ý tưởng sẽ trồng rau tại đây và đem đi bán kiếm tiền. Dành dụm được một số tiền kha khá, biếu mẹ một phần, phần còn lại ông mua sách và các dụng cụ thí nghiệm hóa học.
Người hỏi mua rau mỗi ngày một nhiều nhưng sức ông trồng không được mấy, Edison bèn nảy ra ý tưởng sẽ buôn rau. Thoạt đầu, bố mẹ ông tỏ vẻ không chịu vì ông khi này mới mười hai tuổi nhưng do năn nỉ quá, song thân ông đành phải cho.
Edison bắt xe lửa từ nhà đến Detroit để thu mua rau. Ở một nơi xa lạ và đông đúc, Edison thu mua rau xong rồi còn thì giờ lang thang hết phố phường, ngắm nhà cửa xe cộ tấp nập qua lại cho đến khi tàu chạy.
Nhưng đi lang thang hoài cũng chán, ông bắt đầu nảy ra ý tưởng tham gia vào một hội thanh niên tại Detroit để có thể mượn sách trong thư viện. Không những thế, ông còn xin thêm chân bán báo tại công ty xe lửa nhằm gia tăng thu nhập và nhờ vậy mà ông không phải mất tiền vé xe lửa mỗi khi mua rau.
Công ty xe lửa giao cho Edison bán tờ Detroit Free Press cho hành khách trên tàu và tại nhà ga. Có thể khi đi học ông không nổi trội nhưng khả năng làm việc thực tế của Edison lại được đánh giá cao. Edison làm rất tốt việc bán báo đến nỗi công ty xe lửa dành riêng cho ông một toa kho hàng để chứa rau và ông cũng tận dụng nó để thực hành những thí nghiệm hóa học của mình.
Công việc thuận lợi, Edison gom góp đủ tiền để mua một chiếc máy in cũ để có thể sản xuất và phân phối một tờ báo của chính mình. Lúc này, Edison mới mười lăm tuổi, nhưng ý tưởng làm chủ một tờ báo trên toa xe lửa càng làm ông háo hức chứ không thể ngăn cản quyết tâm của ông.
Tờ báo lấy tên là Weekly Herald, mỗi tuần ra một số. Tòa soạn chính là toa chở hàng trên xe lửa. Edison với vai trò làm giám đốc sẽ làm tất cả mọi việc như vừa làm chủ bút, vừa làm thợ sắp chữ,thợ in, vừa lấy tin tức vừa quảng cáo, vừa viết vừa phát hành. Vì thế, báo của ông chỉ in hai trang và giá bán là 3 xu một tờ.
Không biết báo bán có chạy không, nhưng ở Luân Đôn đã có tiếng vang về nó. Tờ Times, lớn nhất ở Luân Đôn thời đó đã nhắc tới “công ty một người” này bởi vì chưa có tờ báo nào in trong một toa xe lửa và chủ báo phải đảm đương nhiều chứa vụ như thế.
Nhưng chẳng bao lâu, tờ báo bị giải thể do một sự cố lớn xảy ra khi Edison làm thí nghiệm hóa học rồi bất cẩn làm cháy cả tòa soạn của mình. Vì thế, công ty xe lửa không cho ông làm trên tàu của họ nữa.
Nhưng Edison không thất vọng. Thật vậy, thực tế là ông không biết nản chí là gì. Lần thất bại đó là lần đầu, sau này ông còn thất bại thêm nhiều lần nữa, mà lần nào cũng vậy. Cứ sau mỗi thất bại, ông càng hăng hái thêm một chút.
Ngưng nghề làm báo và bán rau, Edison học nghề điện tín và chằng lâu sau ông làm điện tín viên ở nhiều công ty khác nhau nhưng chưa bao giờ ông thay đổi thói quen phát minh và thí nghiệm hóa học.
3. Albert Einstein
Albert Einstein là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”.
Ông được mệnh danh là “Người đàn ông thông thái nhất thế giới”, “Người đàn ông của thế kỷ”, “Tri thức lỗi lạc nhất trong lịch sử”…
Thời thơ ấu, Einstein là một đứa trẻ chậm biết nói và bố mẹ đã phải đưa đi khám. Mỗi câu, từ trước khi nói ra Einstein đều tự lẩm nhẩm vài lần trong miệng đến nỗi người đều gọi ông là “Thằng đần”.
Năm cuối thời trung học Einstein đã bị đuổi học bởi ông luôn luôn đặt những câu hỏi kỳ quái và cố tìm câu trả lời. Ông lại rất hay cãi lời thầy giáo và có những phát ngôn ngớ ngẩn.
Einstein rất ưa thích các môn tự nhiên và triết học. Ông không chịu học những môn học thuộc lòng, vì vậy thành tích học tập của ông thường đứng cuối lớp.
Thomas Alva Edison và Albert Einstein ngay từ nhỏ đã có biểu hiện khác thường,qua những câu hỏi,ấp ủ khát vọng khám phá thế giới,đó là mầm mống của thiên tài.Chỉ riêng Adam Khoo không có biểu hiện gì,lớn lên với tài năng vượt trội mang đến sự thành công đáng khâm phục,cũng hơi lạ.
Trả lờiXóaChúc chị an vui.