LỊCH SỬ HAI BÀ TRƯNG
Trong lịch sử thế giới,hiện tương người phụ nữ cầm quân đuổi giặc ngoại xâm rồi lên ngôi xưng vương rất hiếm thấy. Lịch sử Việt Nam rất tự hào có người như vậy, đó là Hai Bà Trưng.
Hai Bà Trưng là tên gọi chung cho hai chị em: Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, Hai Bà là con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, Châu Phong (nay thuộc phần đất của tỉnh Vĩnh Phúc và một phần vùng ngoại thành Hà Nội). Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên (thuộc một phần đất của tỉnh Hà Tây và tỉnh Hà Nam). Tháng 2, năm Canh Tý (40), các Lạc tướng nổi lên chống lại sự cai trị của Thái thú Tô Định. Cuộc chống đối bị thất bại và Tô Định bắt Thi Sách đem đi giết.
Trưng Trắc, cùng em là Trưng Nhị, tiếp nối sự chống trả giặc thù của chồng. Cùng năm ấy (40), Hai Bà tập hợp nhân dân, tự cầm binh cỡi voi tấn công giặc Hán, đuổi Tô Định chạy về nước. Hai Bà lấy được 65 thành, lên vua tự xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm Nhâm Dần (42), quân Hán là Mã Viện đem binh sang xâm lược nước ta. Do thế giặc quá mạnh, Hai Bà Trưng cầm cự đến năm 43 thì thua trận. Theo truyền thuyết, Hai Bà chạy đến sông Hát (Hát Môn, Hà Tây) tự vẫn để bảo tồn khí tiết, không để lọt vào tay giặc. Có sách viết, Hai Bà bị giặc bắt và đem xử trảm (?).
Nhân dân Việt Nam nhớ ơn, lập đền thờ Hai Bà ở Mê Linh và Hà Nội. Trưng Trắc và Trưng Nhị được nhân dân kính cẩn gọi chung là Hai Bà Trưng, với chữ Hai Bà được trân trọng viết hoa. Tên gọi Hai Bà Trưng được đặt cho hầu hết con đường trong khắp tỉnh thành của Việt Nam. Nhiều trường học cũng mang tên Hai Bà Trưng.
Ngày 6 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày giỗ Hai Bà Trưng. Trước năm 1975, ở miền Nam gọi ngày giỗ Hai Bà Trưng là ngày Phụ nữ Việt Nam.
Hằng năm, đô thành Saigon chọn ra một nữ sinh trường Trung học Trưng Vương và một nữ sinh trường Trung học Gia Long để vinh dự đóng vai Hai Bà Trưng trong buổi diễn hành kỷ niệm ngày Phụ nữ và vinh danh chiến công Hai Bà.
Bà Trưng
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã đến gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục, hai là bá vương.
Uy thanh động đến Bắc phương
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi mà chống anh hùng được nao
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông
Phục Ba mới dựng cột đồng
Ải quan truyền đến biên công cõi ngoài
Trưng Vương vắng mặt còn ai
Đi về thay đổi mặc người Hán quan.
Lễ Hai Bà Trưng - Ngày Phụ Nữ Việt Nam (Mùng 06/02/1973 Âm Lịch)

Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1960 - Góc Tự Do - Bến Bạch Đằng. Xe hoa Chi Đoàn Công chức Cách Mạng Quốc Gia NHA THUẾ CÔNG QUẢN

Nhân dân Việt Nam nhớ ơn, lập đền thờ Hai Bà ở Mê Linh và Hà Nội. Trưng Trắc và Trưng Nhị được nhân dân kính cẩn gọi chung là Hai Bà Trưng, với chữ Hai Bà được trân trọng viết hoa. Tên gọi Hai Bà Trưng được đặt cho hầu hết con đường trong khắp tỉnh thành của Việt Nam. Nhiều trường học cũng mang tên Hai Bà Trưng.
Ngày 6 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày giỗ Hai Bà Trưng. Trước năm 1975, ở miền Nam gọi ngày giỗ Hai Bà Trưng là ngày Phụ nữ Việt Nam.
Hằng năm, đô thành Saigon chọn ra một nữ sinh trường Trung học Trưng Vương và một nữ sinh trường Trung học Gia Long để vinh dự đóng vai Hai Bà Trưng trong buổi diễn hành kỷ niệm ngày Phụ nữ và vinh danh chiến công Hai Bà.
Bà Trưng
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã đến gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục, hai là bá vương.
Uy thanh động đến Bắc phương
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi mà chống anh hùng được nao
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông
Phục Ba mới dựng cột đồng
Ải quan truyền đến biên công cõi ngoài
Trưng Vương vắng mặt còn ai
Đi về thay đổi mặc người Hán quan.
Lễ Hai Bà Trưng - Ngày Phụ Nữ Việt Nam (Mùng 06/02/1973 Âm Lịch)
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1960 - Góc Tự Do - Bến Bạch Đằng. Xe hoa Chi Đoàn Công chức Cách Mạng Quốc Gia NHA THUẾ CÔNG QUẢN
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1960 - Góc Tự Do - Bến Bạch Đằng. Xe hoa của Chi đoàn Công chức Cách Mạng Quốc Gia Bộ Tài Chánh
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1961- Xe hoa Công Cuộc Dinh Điền VNCH
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1961- Xe hoa Phong trào Cách Mạng Quốc Gia.
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1961- Xe hoa Thanh Nữ Cộng Hòa
Lễ Hai Bà Trưng năm 1961
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1961
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1961-Xe hoa Dưỡng Nhi
Lễ Hai Bà Trưng Saigon năm 1961- Xe hoa Bưu Điện Việt Nam.
Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng tại Huế năm 1952
Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng được tổ chức hàng năm vào ngày 6 tháng 2 âm lịch (đó là ngày giỗ Hai Bà Trưng). Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã lấy ngày này làm Ngày Phụ Nữ Việt Nam.
Nguồn : Page Phóng Viên Chiến Trường
Read more at: https://anhxua.net/album/le-hai-ba-trung-ngay-phu-nu-viet-nam-mung-62-am-lich.html?fbclid=IwAR0o_inmsP8XlHEVNF3KDS4GihIlsoc7zY2SQg6ssx5_VlxKAz3-NcgW2I0
Trưng Nữ Vương
Trưng Nữ-Vương lau phấn son mưu thù nhà,
Mài gươm vang khúc toàn thắng hùng ca,Thu về giang-san cho lừng-uy gái Nam,
Bầu-trời Á sáng ngời ánh quang.
Nợ nước phó tay người nhi-nữ,
Tình riêng cứu nguy cho toàn-dân,
Một lòng trung-trinh son-sắt bên Hát-giang sóng rền.
Trưng Nữ-Vương dày đức cao ơn,
Xin ứng-linh ban phúc cho giang-san hoà-bình.
Trưng Nữ-Vương, nước-non còn đó,
Giống Lạc-Hồng quyết kiên-lòng bồi-đền non-sông.
Hồn quốc gia mờ phai má-đào,
Nhà Việt lặng buồn, rầu-rĩ, sầu-đau,
Xui lòng nhi-nữ mau phục thù,
Mê-Linh ngợp trời cờ Việt sóng xô.
Mang phấn-son to màu sơn-hà,
Lòng vì nước, vì nhà.
Cho Việt Nam muôn đời hùng-cường,
Nhờ ơn-đức Trung-Vương.
Trưng Nữ-Vương lau phấn son mưu thù nhà,
Mài gươm vang khúc toàn thắng hùng ca,
Thu về giang-san cho lừng-uy gái Nam,
Bầu-trời Á sáng ngời ánh quang.
Nợ nước phó tay người nhi-nữ,
Tình riêng cứu nguy cho toàn-dân,
Một lòng trung-trinh son-sắt bên Hát-giang sóng rền.
Trưng Nữ-Vương dày đức cao ơn,
Xin ứng-linh ban phúc cho giang-san hoà-bình.
Trưng Nữ-Vương, nước-non còn đó,
Giống Lạc-Hồng quyết kiên-lòng bồi-đền non-sông.
Rất tự hào!

Trả lờiXóa"Thu về giang-san cho lừng-uy gái Nam"


XóaNgày nay trong nhà trường môn Lịch Sử xuống cấp,nhà trường cũng lơ là tổ chức ngày Tưởng Nhớ Hai Bà Trưng.
Trả lờiXóaTrước 75,em đi học ngày 6/2/âm lịch lớn nhỏ gì cũng tổ chúc Lễ,cũng có văn nghệ...nuôi dưỡng lòng yêu nước,làm sống dậy tinh thần tự chủ,chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tiền nhân để lại....
Chúc Chị sức khỏe,an vui.
Trước 75,chị cũng như em

Xóa