26 thg 7, 2023

Bí ẩn ngôi làng duy nhất giữa Thủ đô giao tiếp bằng ngôn ngữ ‘lạ’, phải có người phiên dịch mới hiểu




Dù đều là người dân tộc Kinh, thế nhưng người dân nơi đây lại giao tiếp với nhau bằng 1 ngôn ngữ lạ, người ngoài không thể nghe hiểu nếu không có người phiên dịch.
Ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hóa và lịch sử của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, không phải ngôn ngữ nào cũng được lưu truyền và phát triển qua nhiều thế hệ. Có những ngôn ngữ đã bị mai một hoặc chỉ còn một số ít người sử dụng. Một trong những ví dụ điển hình là ngôn ngữ cổ của làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) - một ngôi làng duy nhất của Thủ đô đang giữ gìn một thứ tiếng nói rất đặc biệt và kỳ lạ.




Theo đó, làng Đa Chất nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km. Ngôi làng có không gian yên bình của chốn đồng quê ngoại thành với những đình, chùa, miếu. Người dân ở đây toàn là người Kinh nhưng họ có một thứ tiếng nói để trao đổi riêng mà nếu không phải người làng thì sẽ không hiểu được.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đoán - ông từ đình và là người hiểu rõ về ngôn ngữ cổ của làng, thứ tiếng này có lịch sử từ nhiều thế kỷ trước. Theo những tài liệu thần phả của làng Đa Chất viết thì đây là nơi thờ Trung Thành Đại Vương, còn gọi là Thổ Lệnh Trường - Tướng chỉ huy thời vua Hùng. Ngài là con thứ 3 của Hào trưởng vùng Hồng Giang (sông Hồng) có tên Đào Công Bột - ông tổ của ngôn ngữ này. Trong cuộc chiến giữa nhà Thục và vua Hùng, sau khi thắng trận thì về khao quân. Hồi đó, để làm ra hạt gạo tốn nhiều công sức. Thương dân, ngài đau đáu nghĩ cách giúp. Ngài là người đầu tiên phát minh ra cối xay. Nghề làm cối được truyền từ đời này sang đời khác, các thợ làm nghề muốn giữ gìn những bí quyết riêng nên đã sáng tạo ra ngôn ngữ bây giờ.




Câu nói “Sinh Bạch Hạc, thác Ba Lương” là để chỉ ông tổ ngôn ngữ đặc biệt này. Sinh Bạch Hạc nói về Đào Công Bột, còn thác Ba Lương nói về sự hóa của Thổ Lệnh Trường.

Theo hương ước của làng, ngôn ngữ cũng được xem như một phần linh hồn, một phần tâm linh và cũng là tiếng nói mà cha ông đã phải cực kỳ vất vả, phải dày công nhiều thế kỷ mới có được. Chiếu theo lệ tục của làng, hễ gặp người làng, trước tiên là phải dùng thứ ngôn ngữ này để trao đổi với nhau không các cụ quở.

Ví dụ, khi gặp nhau, người làng thường hỏi: “Mỗ bao nhiêu rực?”, “Mỗ đã có xảo chưa?”. Đây là những câu hỏi tương đương với: “Cháu bao nhiêu tuổi?”, “Cháu đã lấy chồng chưa?”. Ngoài ra, còn có nhiều câu nói quen thuộc khác như: “Con thít đi – Con ăn cơm đi”, “Thít mận? – Uống nước không?”.

Được biết, ngôn ngữ này chỉ được người dân sử dụng trong giao tiếp hằng ngày bằng hình thức truyền miệng, không dạy ở trường cũng như không giao tiếp với người ngoài hay các vị thần linh.




Ngôn ngữ cổ của làng Đa Chất là một di sản văn hóa độc đáo và quý giá của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, do sự biến đổi của xã hội và sự ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác, ngôn ngữ này đang dần bị lãng quên và mất dần. Hiện nay, chỉ còn khoảng 400 người trong số 1.500 dân làng biết nói được ngôn ngữ này, và chủ yếu là những người cao tuổi. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà bảo tồn văn hóa đang cố gắng ghi lại và bảo tồn ngôn ngữ này trước khi nó biến mất.

https://www.techz.vn/197-623-5-bi-an-ngoi-lang-duy-nhat-giua-thu-do-giao-tiep-bang-ngon-ngu-la-phai-co-nguoi-phien-dich-moi-hieu-ylt594579.html?fbclid=IwAR3Pcp5Q6NQV0Cq6KjiwJFRdGOTbZDprqZ2isVPc4Y9pVBa2WHvU83SqZ08

2 nhận xét:

  1. Thiệt ngộ!

    https://gifdb.com/images/high/good-afternoon-beautiful-view-xqgchtsmugw4vrmi.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ biết giữ những gì cha ông để lại.

      https://4.bp.blogspot.com/-WxgxM3fWNR0/XOGMvPjtjMI/AAAAAAAAK4g/S3irpqtDFEM9Et7gB-yRc4vSDyiZaX3dwCLcBGAs/s320/lh.gif

      Xóa

Các bạn có thể copy link hình (link trực tiếp) và dán trực
tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ *

:)) :(( :) :-ss =)) :( :d @-) :p :-o [-( :-? :-t b-( =d>

Hướng dẫn viết nhận xét:
- Copy ký tự bên phải emo muốn chọn và dán vào khung nhận xét.
Sau link ảnh, không gõ thêm bất cứ ký tự nào nữa.
- Dán link ảnh trực tiếp vào khung nhận xét không cần dùng thẻ.