Diễn đàn: Có nên dạy trẻ bằng đòn roi?
Hãy đặt mình vào vị trí của con
26/10/2011 15:50
PN - Tức giận vì con gái 12
tuổi theo bạn chơi game, bỏ học và lấy trộm tiền của mẹ, chị Minh (bạn
tôi, ở Q.10, TPHCM) trở cán chổi quét nhà đánh con. Sau khi đánh con,
chị Minh ôm mặt khóc nức nở, còn con gái ương bướng quay ngang hỏi mẹ:
“Thế mẹ đã đánh con xong chưa?”.
Chị Minh cho biết, ở bậc tiểu học,
con chị học rất chăm ngoan. Vậy mà khi vào lớp 6, cháu học hành lơ là,
đua đòi, mê chơi game... Thuê gia sư kèm bài vở ở nhà, được chừng hơn
tháng thì thầy cô “bỏ chạy” vì con lười học mà còn trả treo. Đã nhiều
lần chị mắng con, thậm chí đánh nhưng nó vẫn không nghe lời.
Nghe bạn bè khuyên, chị Minh đến gặp chuyên viên tâm lý thì mới biết việc mắng nhiếc, đánh đập để răn con là hành động không đúng, phản khoa học. Lần đầu bị đánh, trẻ có thể sợ hãi, nhưng lâu dần những trận đòn đó cũng thành quen, trẻ chẳng còn sợ nữa.
Mới đây, trong lần đến nhà chị bạn của
vợ tôi ở một xóm lao động Q.8, TP.HCM chơi, tôi đã nghe bác hàng xóm hơn
50 tuổi mắng chửi con: “Mày chết đi, sống khổ thêm cha mẹ”. Cậu con
trai 13 tuổi mê chơi, gửi tiệm tạp hóa cho cô hàng xóm trông hộ. Bác bảo
bây giờ chân bị tật nên không đủ sức chạy theo đánh con thì đành chửi
cho hả giận! Chị bạn kể, ngày xưa, lúc thằng bé mới bảy tuổi, ham chơi
làm té em gái đã bị bác ấy bắt trói vào gốc cây, nhịn đói cả buổi trời.
Một số bậc cha mẹ cho rằng trừng phạt trẻ sẽ làm chúng sợ, không dám tái phạm sai lầm, nhưng họ không biết những hành vi gây đau đớn thể xác, tinh thần đó đôi khi phản tác dụng.
Trừng phạt về thể chất có thể gây thương tích cho trẻ và trẻ sẽ thấy bố mẹ thật ác độc, đáng ghét, do đó trở nên xa lánh, né tránh người thân của mình. Khi trẻ nghe những câu mắng như: “Mày là đồ ăn hại, đồ ngu, đồ bỏ đi. Mày chết đi, sống để làm gì?”… sẽ làm chúng lo lắng, tự ái. Từ đó, chúng thấy mình ít có giá trị, thù ghét bản thân và cả người thân.
Với một số người thì trừng phạt con bằng đòn roi cũng là cách để thỏa mãn cơn tức giận hay khẳng định quyền lực của mình với con cái, hoặc không biết cách răn dạy con theo hướng tích cực. Trước khi tôi áp dụng bất cứ sự trừng phạt nào cho con, tôi cũng cố gắng đặt mình vào tình huống của con để hiểu chúng và điều chỉnh hành vi của mình kịp lúc, từ đó có hướng giải quyết khi con trẻ mắc sai lầm.
Nghe bạn bè khuyên, chị Minh đến gặp chuyên viên tâm lý thì mới biết việc mắng nhiếc, đánh đập để răn con là hành động không đúng, phản khoa học. Lần đầu bị đánh, trẻ có thể sợ hãi, nhưng lâu dần những trận đòn đó cũng thành quen, trẻ chẳng còn sợ nữa.
Ảnh minh họa: Gettyimages |
Một số bậc cha mẹ cho rằng trừng phạt trẻ sẽ làm chúng sợ, không dám tái phạm sai lầm, nhưng họ không biết những hành vi gây đau đớn thể xác, tinh thần đó đôi khi phản tác dụng.
Trừng phạt về thể chất có thể gây thương tích cho trẻ và trẻ sẽ thấy bố mẹ thật ác độc, đáng ghét, do đó trở nên xa lánh, né tránh người thân của mình. Khi trẻ nghe những câu mắng như: “Mày là đồ ăn hại, đồ ngu, đồ bỏ đi. Mày chết đi, sống để làm gì?”… sẽ làm chúng lo lắng, tự ái. Từ đó, chúng thấy mình ít có giá trị, thù ghét bản thân và cả người thân.
Với một số người thì trừng phạt con bằng đòn roi cũng là cách để thỏa mãn cơn tức giận hay khẳng định quyền lực của mình với con cái, hoặc không biết cách răn dạy con theo hướng tích cực. Trước khi tôi áp dụng bất cứ sự trừng phạt nào cho con, tôi cũng cố gắng đặt mình vào tình huống của con để hiểu chúng và điều chỉnh hành vi của mình kịp lúc, từ đó có hướng giải quyết khi con trẻ mắc sai lầm.
Nam An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể copy link hình (link trực tiếp) và dán trực
tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ *