Nỗi niềm một giảng viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
"Ước gì đừng có ngày 20/11", Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Giảng viên Khoa Toán ứng dụng tin học trường Đại học kinh tế kỹ thuật Bình Dương mở đầu lá thư gửi , tâm sự nhà giáo đang "cô đơn" giữa cộng đồng
"Ước gì đừng có ngày 20/11", Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Giảng viên Khoa Toán ứng dụng tin học trường Đại học kinh tế kỹ thuật Bình Dương mở đầu lá thư gửi , tâm sự nhà giáo đang "cô đơn" giữa cộng đồng
Ước gì đừng có ngày 20/11
Ngày 20/11 lại đến, một ngày lúc đầu mang ý nghĩa tôn vinh những người làm công tác giáo dục, nhưng theo dòng đời trôi cùng với tác động của cơm áo gạo tiền trở thành “ngày lễ thầy” với đúng nghĩa đen của từ lễ.
Thật vậy, cách tổ chức mừng ngày này của các trường na ná giống nhau về hình
thức. Các thầy cô giáo phải đến trường, nghe những lời huấn dụ phải thế này,
thế kia... Điều quan trọng nhất là làm gì để cho vị thế của giáo viên trong xã
hội được nâng cao, được tôn trọng thì lại chia ở thì tương lai với động từ
“sẽ...” mà không biết bao nhiêu năm “sẽ...” đã trôi qua. Tại sao trong ngày
này, giáo viên không được nghỉ ngơi thư giãn, đi chơi đâu đó để có thể đón nhận
những niềm vui thật sự từ học trò, từ người thân, từ bạn bè...
Có ngày 20/11 để làm gì, khi những món quà tặng thầy cô bị biến tướng thành
phong bì, voucher quà tặng với 1 chữ số khác 0 đứng trước và đi kèm theo đó là
5 hoặc 6 chữ số 0. Để rồi sau đó, các phương tiện truyền thông và một bộ phận
xã hội người dân nhìn, nói những lời xúc phạm nặng nề đến nhân cách của giáo
viên. Là giáo viên chân chính không ai muốn điều đó cả. Nhưng hình như mọi
người quên rằng, có những phụ huynh thật sự có điều kiện về kinh tế, họ không
được tặng cho người thầy cô mà con cái họ yêu quý những món quà có giá trị lớn
sao? Và người giáo viên nhận những món quà này có gì sai chăng?
p>Có ngày 20/11 để làm gì khi mỗi ngày trong cuộc sống, người giáo viên đang
là những “Don Quixote” cố gắng giáo dục cho học trò viết đúng tiếng Việt, tôn
trọng những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ luật pháp; thì hàng loạt
“cối xay gió” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” lại in vào đầu các em những câu văn vô
nghĩa, những câu nói vớ vẩn mà một số người lớn lại biện minh đó là “sự sáng
tạo của tiếng Việt hiện đại”. Những hành động vô cảm trước hoạn nạn của người
khác, thậm chí còn hưởng lợi từ sự thiếu may mắn của người khác. Để rồi đến một
ngày khi đám trẻ trở thành sát thủ, giải quyết mọi mâu thuẫn bằng bạo lực, mọi
nguyên do lại được quy về “không biết thầy cô dạy dỗ như thế nào?”.
Có ngày 20/11 để làm gì khi có những phụ huynh vì không nhìn thấy cái sai
của quý tử nhà mình, sẵn sàng hành hung giáo viên, hả hê khi thấy giáo viên bị
kỷ luật chỉ vì không kiềm chế được trong lúc nóng giận đã lỡ quất vào mông của
quý tử đó một roi. Chưa bao giờ, giáo viên lại là người dễ bị “bắt nạt” như bây
giờ, giáo viên bị phụ huynh hành hung, bị học sinh tấn công thì mọi chuyện sẽ
không có gì ầm ĩ. Nhưng chỉ cần giáo viên có một hành động gì đó không đúng
chuẩn mực lắm thì ngay lập tức hàng loạt "cơn mưa đá" sẽ trút xuống
người giáo viên tội nghiệp, mà hình như mọi người ném đã quên mất rằng giáo
viên cũng có đầy đủ hỷ nộ ái ố của một con người bình thường.
Khi cuộc sống đời thường của người giáo viên quá nghèo khổ thì bị nhìn với
cặp mắt thương hại. Nhưng khi người giáo viên vươn lên thoát nghèo bằng chính
nghề nghiệp của mình thì bị xã hội mỉa mai gọi là “bán chữ”, thậm chí còn bị
xem đó như hành vi phạm tội, lập ra đội chống dạy thêm để hạch sách.
Xã hội đòi hỏi giáo viên phải sống thanh bạch như
những cụ đồ ngày xưa trong
làng xã, nhưng quên mất rằng những cụ đồ ngày xưa chỉ chăm lo việc dạy,
còn
cuộc sống được dân trong làng đảm bảo không để thầy phải bận tâm về cơm
áo gạo
tiền. Những người thầy mẫu mực được gọi là “vạn thế sư biểu” trong lịch
sử như Chu Văn An, Khổng tử... đều có một cuộc sống đời thường
thanh bạch giản dị nhưng không phải thiếu thốn những nhu cầu cần thiết.
Có lẽ, rất nhiều giáo viên đều ước rằng thay vì một năm có một ngày 20/11 với
đủ các lời chúc hoa mỹ, quà tặng, với những lo lắng “đua quà” của phụ huynh,
thì suốt cả năm cha mẹ hãy cùng chung tay với thầy cô trong việc giáo dục con
em mình trở thành những người có ích trong xã hội, nói đúng ngôn ngữ tiếng
Việt.
Cả xã hội thay đổi cách nhìn, nâng cao vị thế và cuộc sống thực tế của giáo
viên để người thầy không còn là những “Don Quixote” trong cuộc chiến chống lại
những cái xấu; để giáo viên xuất hiện trước mắt học sinh thân yêu với hình ảnh
đẹp và mẫu mực của một thầy cô giáo đúng nghĩa.
Làm được như thế, ngày 20/11 không còn là một ngày của riêng ngành giáo dục
mà mang một ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều. Đó là ngày toàn dân vì tương lai của
thế hệ trẻ sau này.
Phạm Phúc Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể copy link hình (link trực tiếp) và dán trực
tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ *