Nhiều người có thể sẽ không tin vào câu
chuyện người mẹ và con gái quan hệ tình dục với cùng một người đàn ông
nhưng đây lại là một tục lệ có thật của những người phụ nữ ở một bộ tộc
sống ở khu vực đồi núi hẻo lánh giữa Bangladesh và Ấn Độ
Cuộc sống chung chồng, kể cả giữa mẹ và con gái, cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn lớn nhỏ.
Ít lâu sau khi chồng qua đời, mẹ của Orola Dalbot (28 tuổi) đã tái hôn với một người đàn ông trẻ hơn bà vài tuổi. Trong con mắt của Orola, Noten là một người chồng tuyệt vời, tốt bụng, đẹp trai. “Tôi đã nghĩ rằng mẹ mình thật may mắn. Tôi từng hy vọng mình sẽ lấy được một người giống như bố dượng.
Tuy nhiên, khi đến tuổi dậy thì, Orola đã phát hiện ra một sự thực mà trước đó cô không thể ngờ tới: Cô cũng là vợ của Noten. Lễ cưới của cô đã diễn ra từ khi cô mới lên 3 và được tổ chức cùng với mẹ của cô – theo đúng truyền thống của bộ tộc mẫu hệ Mandi. “Tôi đã muốn bỏ chạy khi phát hiện ra sự thật đó” – Orola kể lại.
Trong khi đó, mẹ của cô gái – bà Mittamoni, giờ đã 50 tuổi, nói với Orola rằng cô phải chấp nhận điều này. Bởi theo phong tục của người Mandi, những góa phụ một khi muốn tái hôn đều phải chọn một người đàn ông trong cùng dòng họ với người chồng. Những người đàn ông còn độc thân như vậy lại thường còn rất trẻ. Vì vậy, người góa phụ sẽ phải để con gái mình trở thành cô dâu thứ 2 trong đám cưới để “tiếp quản” nghĩa vụ đối với ông chồng - bao gồm cả việc quan hệ tình dục khi cô bé trưởng thành. “Mẹ tôi mới chỉ 25 tuổi khi cha tôi qua đời. Bà chưa sẵn sàng để sống một cuộc sống cô quạnh” – Orola kể tiếp. Bộ tộc đã đề nghị Noten, khi đó mới 17 tuổi, trở thành chồng mới của Mittamoni, với điều kiện anh ta sẽ kết hôn với cả cô con gái 3 tuổi của bà
. Sau khi biết sự thật rằng mình phải chia sẻ người chồng với mẹ ruột, Orola đã vô cùng suy sụp.
Sự bất công càng tăng lên gấp đôi trong con mắt Orola vì bộ tộc Mandi của cô theo chế độ mẫu hệ - nghĩa là người phụ nữ giữ vai trò trụ cột gia đình và dĩ nhiên là người được quyền chủ động trong việc chọn lựa người đàn ông của mình. “Tôi đã rất háo hức với việc tìm kiếm người đàn ông của mình” – Orola nói.
Tan tình mẫu tử vì chồng
Cuộc hôn nhân tay ba trở nên căng thẳng khi Noten bắt đầu ngủ với Orola khi cô 15 tuổi. “Mẹ tôi biết rằng việc quan hệ tình dục là không thể tránh khỏi. Nhưng anh ấy lại thích tôi hơn bà nên bà bắt đầu ghét tôi”. Bằng giọng điệu thì thầm vì người mẹ Mittamoni đang ở gần đó, Orola kể rằng mẹ cô đã lén bỏ một số loại thảo mộc vào thức ăn khiến cô bị nôn ói để bà có cơ hội gần chồng. “Bà thực sự yêu anh ta” – Orola nói.
Chính sự cạnh tranh để được độc chiếm người đàn ông đã hủy hoại tình cảm mẹ con của 2 người phụ nữ tội nghiệp. “Bà không còn là mẹ tôi nữa. Tôi cảm thấy như bị phản bội và bỏ rơi’ – Orola nói. Và để bày tỏ sự chống đối, Orola đã bỏ nhà lên thị trấn gần đó để mua sắm và xem phim. Cô gái trẻ thậm chí còn định tự tử khi phát hiện mình bị cô lập, không thể chuyện trò với đám bạn gái của cô. Nhưng đứa con đầu tiên trong bụng đã giữ cô không thực hiện ý định dại dột.
Và cho đến nay, trong khi người mẹ sinh thêm 2 đứa con thì Orola cũng đã có 3 đứa con với Noten. Đại gia đình chui rúc trong một ngôi nhà xiêu vẹo, không điện nước, sống dựa vào nghề trồng chuối, dứa trên mảnh đất mà Orala và mẹ đồng sở hữu. Người mẹ Mittamoni câm lặng ngồi cạnh không nói gì như thể bà đang hối lỗi với Orola. “Đó là quyết định của gia tộc chứ không phải của tôi” – bà Mittamoni giải thích. Bà cũng thú nhận việc chia sẻ một người chồng thật sự rất khó khăn: “Tôi đã rất đau lòng khi phải bước sang một bên khi tình cảm của Noten với Orola ngày một lớn”.
Còn người chồng Noten xua tay vào không khí như thể muốn nói “Đừng bắt tôi trở thành người giữa”.
Đồng cảnh ngộ với Orola là Parvin Rema – một người phụ nữ cũng đã cùng bà mẹ góa bụa của mình kết hôn với một người đàn ông 18 tuổi khi cô mới 13 tuổi. “Tôi nghĩ cuộc đời mình đã bị phá hủy sau đám cưới đó. Mẹ tôi 36 tuổi và tôi không hiểu tại sao bà lại muốn kết hôn với một người chồng trẻ như vậy” - Parvin kể. Ngược lại với Orola, Parvin nhanh chóng sử dụng những mưu mẹo để trở thành người chủ gia đình. “Mẹ tôi ngủ với chồng chúng tôi trong 3 năm đầu nhưng khi tôi đủ lớn, tôi đã khiến anh ấy không quan tâm đến bà nữa. Tôi nấu những món ngon và không bao giờ từ chối chồng” – Parvin nói. Vài năm sau khi lấy chồng, Parvin sinh đứa con gái đầu – Nita, hiện 13 tuổi. “Khi tôi nhìn vào con bé, tôi không thể tin được mẹ tôi đã ép tôi vào cuộc hôn nhân như vậy. Tôi rất buồn và tức giận. Sao bà lại làm thế với con gái mình?” – Parvin bức xúc nói và cho biết cô đang cố gắng để con gái không rơi vào tình cảnh như mình. “Nita tràn đầy hi vọng. Tôi muốn con bé đi học đại học và sẽ quyết định thời điểm và người đàn ông mà nó muốn kết hôn” – Parvin khẳng định.
Những cuộc hôn nhân chung đụng như Orola và Parvin trong những năm gần đây đã giảm đáng kể ở Bangladesh, nhưng vẫn xảy ra như một cách để duy trì chế độ mẫu hệ và tài sản của bộ lạc Mandi.
Sưu tầm.
Cuộc sống chung chồng, kể cả giữa mẹ và con gái, cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn lớn nhỏ.
Ít lâu sau khi chồng qua đời, mẹ của Orola Dalbot (28 tuổi) đã tái hôn với một người đàn ông trẻ hơn bà vài tuổi. Trong con mắt của Orola, Noten là một người chồng tuyệt vời, tốt bụng, đẹp trai. “Tôi đã nghĩ rằng mẹ mình thật may mắn. Tôi từng hy vọng mình sẽ lấy được một người giống như bố dượng.
Tuy nhiên, khi đến tuổi dậy thì, Orola đã phát hiện ra một sự thực mà trước đó cô không thể ngờ tới: Cô cũng là vợ của Noten. Lễ cưới của cô đã diễn ra từ khi cô mới lên 3 và được tổ chức cùng với mẹ của cô – theo đúng truyền thống của bộ tộc mẫu hệ Mandi. “Tôi đã muốn bỏ chạy khi phát hiện ra sự thật đó” – Orola kể lại.
Trong khi đó, mẹ của cô gái – bà Mittamoni, giờ đã 50 tuổi, nói với Orola rằng cô phải chấp nhận điều này. Bởi theo phong tục của người Mandi, những góa phụ một khi muốn tái hôn đều phải chọn một người đàn ông trong cùng dòng họ với người chồng. Những người đàn ông còn độc thân như vậy lại thường còn rất trẻ. Vì vậy, người góa phụ sẽ phải để con gái mình trở thành cô dâu thứ 2 trong đám cưới để “tiếp quản” nghĩa vụ đối với ông chồng - bao gồm cả việc quan hệ tình dục khi cô bé trưởng thành. “Mẹ tôi mới chỉ 25 tuổi khi cha tôi qua đời. Bà chưa sẵn sàng để sống một cuộc sống cô quạnh” – Orola kể tiếp. Bộ tộc đã đề nghị Noten, khi đó mới 17 tuổi, trở thành chồng mới của Mittamoni, với điều kiện anh ta sẽ kết hôn với cả cô con gái 3 tuổi của bà
. Sau khi biết sự thật rằng mình phải chia sẻ người chồng với mẹ ruột, Orola đã vô cùng suy sụp.
Sự bất công càng tăng lên gấp đôi trong con mắt Orola vì bộ tộc Mandi của cô theo chế độ mẫu hệ - nghĩa là người phụ nữ giữ vai trò trụ cột gia đình và dĩ nhiên là người được quyền chủ động trong việc chọn lựa người đàn ông của mình. “Tôi đã rất háo hức với việc tìm kiếm người đàn ông của mình” – Orola nói.
Tan tình mẫu tử vì chồng
Cuộc hôn nhân tay ba trở nên căng thẳng khi Noten bắt đầu ngủ với Orola khi cô 15 tuổi. “Mẹ tôi biết rằng việc quan hệ tình dục là không thể tránh khỏi. Nhưng anh ấy lại thích tôi hơn bà nên bà bắt đầu ghét tôi”. Bằng giọng điệu thì thầm vì người mẹ Mittamoni đang ở gần đó, Orola kể rằng mẹ cô đã lén bỏ một số loại thảo mộc vào thức ăn khiến cô bị nôn ói để bà có cơ hội gần chồng. “Bà thực sự yêu anh ta” – Orola nói.
Chính sự cạnh tranh để được độc chiếm người đàn ông đã hủy hoại tình cảm mẹ con của 2 người phụ nữ tội nghiệp. “Bà không còn là mẹ tôi nữa. Tôi cảm thấy như bị phản bội và bỏ rơi’ – Orola nói. Và để bày tỏ sự chống đối, Orola đã bỏ nhà lên thị trấn gần đó để mua sắm và xem phim. Cô gái trẻ thậm chí còn định tự tử khi phát hiện mình bị cô lập, không thể chuyện trò với đám bạn gái của cô. Nhưng đứa con đầu tiên trong bụng đã giữ cô không thực hiện ý định dại dột.
Và cho đến nay, trong khi người mẹ sinh thêm 2 đứa con thì Orola cũng đã có 3 đứa con với Noten. Đại gia đình chui rúc trong một ngôi nhà xiêu vẹo, không điện nước, sống dựa vào nghề trồng chuối, dứa trên mảnh đất mà Orala và mẹ đồng sở hữu. Người mẹ Mittamoni câm lặng ngồi cạnh không nói gì như thể bà đang hối lỗi với Orola. “Đó là quyết định của gia tộc chứ không phải của tôi” – bà Mittamoni giải thích. Bà cũng thú nhận việc chia sẻ một người chồng thật sự rất khó khăn: “Tôi đã rất đau lòng khi phải bước sang một bên khi tình cảm của Noten với Orola ngày một lớn”.
Còn người chồng Noten xua tay vào không khí như thể muốn nói “Đừng bắt tôi trở thành người giữa”.
Đồng cảnh ngộ với Orola là Parvin Rema – một người phụ nữ cũng đã cùng bà mẹ góa bụa của mình kết hôn với một người đàn ông 18 tuổi khi cô mới 13 tuổi. “Tôi nghĩ cuộc đời mình đã bị phá hủy sau đám cưới đó. Mẹ tôi 36 tuổi và tôi không hiểu tại sao bà lại muốn kết hôn với một người chồng trẻ như vậy” - Parvin kể. Ngược lại với Orola, Parvin nhanh chóng sử dụng những mưu mẹo để trở thành người chủ gia đình. “Mẹ tôi ngủ với chồng chúng tôi trong 3 năm đầu nhưng khi tôi đủ lớn, tôi đã khiến anh ấy không quan tâm đến bà nữa. Tôi nấu những món ngon và không bao giờ từ chối chồng” – Parvin nói. Vài năm sau khi lấy chồng, Parvin sinh đứa con gái đầu – Nita, hiện 13 tuổi. “Khi tôi nhìn vào con bé, tôi không thể tin được mẹ tôi đã ép tôi vào cuộc hôn nhân như vậy. Tôi rất buồn và tức giận. Sao bà lại làm thế với con gái mình?” – Parvin bức xúc nói và cho biết cô đang cố gắng để con gái không rơi vào tình cảnh như mình. “Nita tràn đầy hi vọng. Tôi muốn con bé đi học đại học và sẽ quyết định thời điểm và người đàn ông mà nó muốn kết hôn” – Parvin khẳng định.
Những cuộc hôn nhân chung đụng như Orola và Parvin trong những năm gần đây đã giảm đáng kể ở Bangladesh, nhưng vẫn xảy ra như một cách để duy trì chế độ mẫu hệ và tài sản của bộ lạc Mandi.
Sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể copy link hình (link trực tiếp) và dán trực
tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ *